GIẢI PHÁP NÀO CHO VẤN ĐỀ TỒN KHO TRONG KINH DOANH THỜI TRANG?
Dịp cuối năm này nhiều chủ cửa hàng chia sẻ: “dù doanh số bán hàng tăng vọt, nhưng doanh thu của tháng đó lời không hề nhiều”. Nhập hàng quá mức mà không bán hết là nguyên nhân chính dẫn đến vấn đề tồn đọng hàng hóa. Trong kinh doanh, vấn đề này được gọi là quản lý tồn kho yếu kém. Vậy nguyên nhân dẫn đến tồn kho hàng hóa là gì và đâu sẽ là giải pháp hiệu quả cho các cửa hàng thời trang?
Phần lớn các nhà bán hàng Việt Nam nhập nguyên liệu và sản phẩm từ Trung Quốc về sản xuất hay bán cho người tiêu dùng. Khi nước láng giềng vẫn đang còn áp dụng chính sách “zero Covid”, nhiều cửa hàng hải dự trữ quá mức hàng hóa để tránh trường hợp thiếu hàng do nhà cung cấp không kịp đáp ứng. Tuy nhiên, do sự chậm trễ trong việc giao hàng tới tay người mua và sự hiểu biết sai về thói quen tiêu dùng sau COVID-19 đã khiến cho các kho dự trữ quần áo đang có xu hướng tăng nhanh.
Thêm vào đó, sự tùy hứng trong việc mua sắm của khách hàng đã giảm đáng kể dẫn đến nguồn “cầu” trong cán cân bị mất cân bằng trong năm 2022
Vậy đâu là nguyên nhân của vấn đề tồn kho trong kinh doanh thời trang?
Nguyên nhân gây ra vấn đề này đến từ nhiều yếu tố
Đầu tiên đó chính là nỗi sợ hết hàng
Nhiều chủ cửa hàng kinh doanh thời trang nhập số lượng lớn quần áo vì tin rằng mặt hàng đó sẽ hot, tiềm năng lớn, mình sẽ bán được nhiều hàng.
Tuy nhiên, đời chẳng hay chữ ngờ, khi đưa lên kệ bày bán sản phẩm thì khách hàng mua lại quá ít dẫn đến việc không thể đạt KPI.
Nguyên nhân thứ hai là thiếu kinh nghiệm trong công tác quản lý hàng tồn kho
Nguyên nhân này phổ biến ở các bạn trẻ tự kinh doanh hoặc những bạn mới bắt đầu lấn sân sang mảng kinh doanh thời trang. Chưa hiểu được sự vận hành cung cầu trong thị trường ngành thời trang và các kiến thức chuyên môn về công tác quản lý hàng tồn kho và hệ quả là:
-
Chi phí quản lý, điều hành kho, và chi phí sử dụng thiết bị để duy trì kho tăng cao là điều mà tất cả các doanh nghiệp đều không muốn xảy ra. Chúng không hề rẻ và doanh nghiệp còn phải mất tiền để dành diện tích cho những mặt hàng bán không được.
-
Khi số tiền của doanh nghiệp đầu tư vào việc nhập hàng với số lượng hàng quá lớn mà không bán hết, chủ doanh nghiệp khó có thể thu hồi lại tiền vốn và doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc tổ chức các hoạt động khác. Dẫn đến vấn đề cửa hàng phải giảm giá để giải quyết tồn kho và lợi nhuận không nhiều.
Nguyên nhân thứ ba không nắm bắt được chính xác nhu cầu của khách hàng và thị trường
Có những hàng hóa chỉ bán được theo mùa, hoặc là nhu cầu khách hàng thay đổi theo mùa. Nhiều thương hiệu sẽ gặp khó khăn trong việc xác định mặt hàng sản phẩm phải nhập và lập bảng kế hoạch phù hợp. Dẫn đến nhập quá mức hàng hóa so với nhu cầu và thị hiếu của khách hàng hay khi bạn nhập hàng về tới cửa hàng thì độ hot của sản phẩm đó đã giảm đáng kể cũng là nguyên nhân khiến bạn không bán được hàng.
Nguyên nhân thứ tư đến từ chuỗi cung ứng
Chuỗi cung ứng là một trong những lý do ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề hàng tồn kho. Hàng loạt các sự kiện như sự cố đào kênh Panama, chiến tranh Ukraine, dịch bệnh xảy ra ở các quốc gia trên thế giới… đã làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu.
Kết quả là từ các cửa hàng thời trang bán lẻ cho đến các nhãn hiệu nội địa và toàn cầu đều phải dự trữ quá mức hàng hóa để tránh trường hợp thiếu hàng do nhà cung cấp không kịp đáp ứng.
Nguyên nhân thứ năm chưa khai thác hiệu quả các nền tảng mạng xã hội
Ngày nay người dùng mạng xã hội ngày càng nhiều, nhu cầu mua sắm online ngày càng tăng cao bởi nhiều ưu thế vượt trội. Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp chưa thực sự khai thác hết sự hiệu quả của các nền tảng này. Ví dụ dễ nhận thấy nhất đó là nền tảng TikTok với tốc độ phát triển như vũ bão trong thời gian vừa qua với hơn 1 triệu người dùng tích cực hằng tháng. Đây là sân chơi cho các video ngắn mang tính giải trí, điều hướng người dùng từ giải trí đến mua hàng của bạn. Nếu video bạn làm chỉ có yếu tố bán hàng và thiếu yếu tố giải trí thì bạn đã thất bại trên sân chơi này.
Từ những nguyên nhân REDX đã nêu ở trên thì trong bài viết này chúng tôi cũng để xuất giải pháp giúp bạn hạn chế được hàng tồn kho
Thứ nhất hãy dự trữ số lượng hàng hóa ở mức an toàn mặc dù thiếu hàng có thể sẽ gây ảnh hưởng đến doanh nghiệp nhưng khi hàng tồn chỉ còn lại 10-20% thì lúc đó bạn có thể nhập thêm hàng để phòng trường hợp nhu cầu khách hàng tăng đột biến.
Thứ hai quản lý cần quản lý chặt chẽ số lượng hàng có trong kho, nắm chính xác các số liệu để đối chiếu hàng nhập và hàng xuất. Nhằm thông tin nhanh chóng và chính xác cho bộ phận kinh doanh để có chiến lược nhập hàng hợp lý. Tránh trường hợp bỏ lỡ cơ hội kinh doanh sản phẩm mới vì hàng tồn trong kho quá nhiều và thất thoát hàng hóa khi không thể kiểm tra kỹ lưỡng mỗi một phụ kiện bởi vì vài sản phẩm khi để quá lâu có thể bị bung chỉ và gặp lỗi do không được bảo quản đúng cách nên chất lượng sản phẩm bị ảnh hưởng. Có thể thấy rằng điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp nếu làm không tốt.
Thứ ba là nghiên cứu để xác định chính xác nhu cầu của khách hàng và thị trường
Có những hàng hóa chỉ bán được theo mùa, hoặc là nhu cầu khách hàng thay đổi theo mùa. Nhiều thương hiệu sẽ gặp khó khăn trong việc xác định mặt hàng sản phẩm phải nhập và lập bảng kế hoạch phù hợp.
Áo len, mũ len, tất, khăn choàng là những phụ kiện bán chạy trong mùa đông và dép, áo thun, mũ lưỡi trai sẽ phù hợp với mùa hè. Nắm rõ được tính thời vụ ảnh hưởng đến nhu cầu khách hàng giúp giải quyết tồn kho một nhanh chóng, bởi thói quen chi tiêu cũng đang thay đổi một cách nhanh chóng. Ngày nay, người tiêu dùng có xu hướng mua hàng trong mùa chứ không phải trước mùa nữa.
Thứ tư về giải pháp về chuỗi cung ứng là phục hồi lại chuỗi cung ứng, xây dựng kế hoạch dự phòng, và tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực này.
Thứ năm phát triển đa kênh, tận dụng các ưu thế của các nền tảng mạng xã hội
Ngày nay người dùng mạng xã hội ngày càng nhiều, nhu cầu mua sắm online ngày càng tăng cao bởi nhiều ưu thế vượt trội thúc đẩy sự phát triển mua sắm như vũ bão của nhiều nền tảng, tiêu biểu như ứng dụng TikTok với tỉ lệ tăng trưởng người dùng tại Mỹ và trên toàn thế giới lần lượt là 787,86% và 1.157,76%.Vì vậy doanh nghiệp bên cạnh kinh doanh theo lối truyền thống cần phải kết hợp với các nền tảng mạng xã hội như facebook, Instagram,TikTok, các sàn thương mại điện tử…..Doanh nghiệp cần nắm bắt xu hướng để tạo ra được những Content chất lượng về sản phẩm thu hút khách hàng, thêm vào đó với một sản phẩm video chất lượng thì chạy quảng cáo sẽ giúp phân phối đến nhiều người xem hơn. Các chủ doanh nghiệp có thể tìm đến các Agency uy tín để được hỗ trợ về dịch vụ này nhé!
-------------------------------------
Liên hệ TikMeta Agency để được tư vấn chi tiết bạn nhé!
Email: tikmeta.ecom@gmail.com
Website: https://www.tikmeta.vn/
Hotline: 03.5569.8888 or 081.928.5555